Dự án trồng cây tâm linh – Chùa Tân Hải

Cây Xanh Hà Đông trồng cây tâm linh tại chùa Tân Hải

Các loại cây cũng có đời sống tinh thần và ngôn ngữ riêng của chúng, chỉ là hầu hết chúng ta không thấu hiểu được. Cây cũng biết đau đớn khi bị chặt, bị chết. Cây cũng biết vui mừng đơm hoa kết trái.

Nếu chúng ta chịu khó quan sát, chúng ta sẽ thấy các dấu hiệu về cuộc sống tâm linh của cây cối ở khắp nơi.

  • Tại sao người ta thường nói cây đa, cây đề, cây sanh hay các loại cây ở chùa, đình đều rất thiêng, như có hồn?
  • Tại sao một số loại cây ăn quả phải trồng ở gần người thì mới ngon được, bằng không sẽ là cây dại, quả dại?
  • Tại sao cây cối chết thường là một điềm báo gì đó, nhất là những cây sống lâu năm trong vườn?
  • Tại sao có những câu chuyện tâm linh rất nhiều về cây cối.

Đơn vị trồng cây xanh: Cây xanh Hà Đông
Đối tác: Chùa Tân Hải
Địa chỉ: Đan Phượng, Hà Nội
Danh sách cây xanh được trồng: Cây bồ đề, cây thị
Thời gian thi công: 1/2 ngày

Cây bồ đề còn được gọi là giác thụ, đại thụ, là hiện thân của sự giác ngộ, sáng suốt, minh triết, tượng trưng cho đạo Phật vì đạo Phật lấy trí tuệ làm đầu, nhờ trí tuệ mà giác ngộ, diệt trừ được vô minh là mầm mống của mọi tội ác. Cây đề tượng trưng cho Tri, Trí, Đạo và Giác nên thường được trồng ở phía trước, bên trái cửa chùa. Cây đề hay bồ đề còn được gọi là Pippala (Tất Bát La) gắn với tích truyện về Thích Ca Mâu Ni ngồi tham thiền dưới gốc cây này mà giác ngộ, người ta còn gọi là chứng quả bồ đề. Vì vậy, cây bồ đề được trồng ở chùa còn là biểu tượng cho mục đích của các kiếp tu.

Trồng cây bồ đề
Trồng cây bồ đề

Cây thị, theo quan niệm dân gian, cây thị là cây tâm linh thường được trồng ở những vùng đất rộng rãi hay khu vực đình chùa, hiếm khi thấy cây nào lại được trồng trong các gia đình.

Trồng cây thị