Cây Sala là loài hoa quý linh thiêng nơi cửa phật gắn liền với cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Cây được du nhập và bắt đầu trồng tại Việt Nam từ khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Cây được trồng nhiều trong các khu đình, đền chùa. Nhờ mùi hương thanh thoát và vẻ đẹp độc đáo của hoa Sala, nhiều người thường mua bán cây Sala trồng làm cảnh quan ở nhiều công trình lớn nhỏ giúp tâm hoan hỷ, an lạc, hạnh phúc, xóa sạch ưu phiền.
Tên thường gọi: Cây Sala, Cây Thala, Cây Kỳ Lân, Cây Ngọc Kỳ Lân, Cây Đầu Lân, Cây Song Thọ, Cây Hàm Rồng
Tên tiếng Anh: Shala hay Sal
Tên khoa học: Shorea Rosbuta
Họ thực vật: Lecythidaceae (Lộc Vừng)
Nguồn gốc: tiểu lục địa Ấn Độ, phía Nam dãy núi Himalaya. Ngày nay, cây được trồng nhiều ở các nước thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Đặc điểm của cây Sala
Đặc điểm hình thái
Cây Sala là cây thân gỗ cứng, cây có thể cao tới 30 – 35m (110ft), thân gỗ lớn màu xám đậm.
Lá cây Sala to và thuôn dài màu xanh mướt và bóng khá giống với cây lộc vừng nhưng to hơn nhiều, gân lá đậm. Lá cây thường mọc trên cụm ở đầu của cành như những chùm hoa xanh lớn, thường dài 8 đến 31 cm (3 đến 12 inch). Bán cây Sala
Hoa Sala mọc ra trực tiếp từ thân cây. Độ dài của chùm hoa có thể lên tới 80 cm (31 inch). Vào mùa hoa nở, cây sala cỡ lớn có thể cho tới hơn 1000 hoa một ngày, toàn bộ thân cây được bao trùm bởi một sắc hoa đằm thắm.
Hoa Sala có hương thơm ngọt ngào, quyến rũ đặc biệt về buổi đêm và sáng sớm hương thơm của hoa càng nồng nàn hơn. Hoa sala (đầu lân) có chứa rất nhiều phấn hoa. Với hương thơm ngọt ngào, chúng thu hút rất nhiều loài ong tới làm mật. Loài ong sử dụng chúng như là một nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong suốt những bữa ăn.
Một chùm hoa gồm 6 cánh hoa chính và 2-3 cánh hoa phụ nhỏ với đường kính từ 6- 14cm. Màu cam lẫn đỏ thắm và hồng của cánh hoa rất độc đáo với các vân vàng mỏng hướng vào tâm hoa.
Nhụy hoa của cây Sala có màu hồng sáng, bản lớn và dày mọc lệch từ 1 bên và hơi cong hướng về tâm hoa. Hoa Sala nở quanh năm, nhưng rộ nhất là từ tháng 2 đến tháng 5.
Quả cây Sala có hình cầu khá lớn với vỏ gỗ cứng màu nâu nhạt, đường kính quả lên đến 14 – 25 cm. Một cây có thể đạt tới 150 quả tròn như quả bóng.
Khác với hoa, quả cây Sala có mùi hôi khó chịu, được gọi là “cây cannonball” vì cây không chỉ gồm những quả lớn, tròn và nặng mà khi rơi xuống đất, chúng sẽ tạo ra những tiếng ồn lớn và nổ.
Quả rơi xuống có thể dễ dàng gây ra thương tích tử vong nên ít được được trồng sát bên cạnh các lối đi bộ.
Hạt cây sala: Một quả sala có rất nhiều hạt. Quả nhỏ hơn có thể chứa khoảng 65 hạt, trong khi những quả lớn có thể giữ đến 550 hạt.
Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng: nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc
Thời gian ra hoa kết quả: nở từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hàng năm.
Phương pháp nhân giống: ươm hạt hoặc giâm cành và rễ.
2. Công dụng của cây Sala
Cây Sala thường được sử dụng trồng nhiều trang trí cảnh quan sân vườn, đặc biệt chúng có ý nghĩa linh thiêng trong đạo phật nên được trồng nhiều hơn cả trong các khu vực chùa, chiền. Cây Sala cũng được coi là vật phẩm để công đức trồng trong chùa của nhiều tín đồ Phật giáo.
Trong y học:
Vỏ cây, lá cây và hoa Sala: sử dụng làm thuốc bởi chúng có tính chất chống vi khuẩn giúp kháng khuẩn, sát trùng và giảm đau.
Vỏ cây Sala: chữa bệnh cảm lạnh, đau bụng.
Lá của cây Sala: làm nước ép điều trị bệnh sốt rét và bệnh ngoài da, trong khi nhai lá non làm giảm đau răng.
Hạt cây Sala: có thể khử trùng vết thương.
Gỗ của cây Sala: sử dụng để làm hương.
Vỏ của trái Sala: chế làm đồ dùng
Ý nghĩa của cây Sala trong văn hóa:
Tương truyền, Đức Phật đản sinh ở gốc cây sala (Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây sala tại Kusinara (Câu-thi-na).
Ngoài ra, vị Phật thuộcTrang Nghiêm kiếp là Phật Tỳ Xá Phù cũng giác ngộ dưới gốc cây sala. Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề ra thì cây sala cũng được trồng tại các khuôn viên chùa chiền.
3. Cách trồng cây Sala
Cây con: chỉ cần bỏ một bao tro, một ít phân bò
Cây Bứng: Cần 2 bao tro, 1 bao đất, 1 bao xơ dừa (nếu có thì cho thêm bao trấu)
Đối với cây con: Khi trồng xuống ta lấy một cây tre thẳng cao vượt quá thân cây Sala khoảng 50cm, dùng dây buộc cây Sala vào cây tre, để đảm bảo cây phát triển thẳng đứng và tránh được gió.
Đối với cây Bứng: Mỗi cây Sala cần có 3 cây chống chắc chắn để cây không bị rung lắc, tránh hiện tượng cây bị đứt rễ non.
Cây Sala rất khỏe nên chúng có thể thích hợp với nhiều loại đất khác nhau kể cả đất phèn chua, đất thịt, đất pha cát, đất úng nước.
Cây ưa sáng, thích hợp với điều kiện chiếu sáng toàn phần nhưng có thể chịu được bóng rợp nhẹ.
Nếu cây trồng vào mùa mưa thì mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần.
Nếu cây trồng vào mùa khô thì 2 ngày tưới một lần.
Trước khi trồng cần bón lót một lớp phân hữu cơ dày từ 15 đến 20 cm để giúp cho việc ổn định bộ rễ của cây.
Khi cây mọc thành cây con cao khoảng 50 cm tiến hành mang ra trồng. Dùng dây buộc cây Sala vào cây tre để đảm bảo cho cây mọc thẳng đứng và tránh được gió bão.
4. Cách chăm sóc cây Sala
Cây sala rất dễ sống, dễ chăm sóc, trong thời kỳ đầu nên bón phân 2-5lần/ năm.
Cho hạt vào tro + đất + phân bò để thúc đẩy hạt nảy mẩm nhanh.
Thường xuyên tưới nước cho cây. Vào mùa khô cần tưới cây 2 ngày/ lần. Vào mùa mưa thì cần tưới 1 tuần 1 lần.
Khi cây Sala cao tầm 3 – 4 m cần tỉa bớt những cành phía dưới để cây phát triển có chiều cao tốt.
Chú ý sâu đục thân hại cây nên quét bôi quanh phần thân cây dưới để chống sâu.
Cây Xanh Hà Đông Một địa chỉ uy tín chuyên nghiệp, không chỉ giúp bạn an tâm cho việc có được cây trồng tốt, sinh trưởng như đúng mong đợi mà về giá thành cũng cực kỳ chuẩn. Đảm bảo giá tốt, cạnh tranh thị trường.
Bạn có thể liên hệ qua địa chỉ sau để nắm rõ cụ thể các thông tin:
Hotline: 0986.024.688
Địa chỉ: Phường Biên Giang – Hà Đông – Hà Nội
Email: [email protected]
Website: Cayxanhhadong.com
Page: https://www.facebook.com/cayxanhhadong