Cây công trình
Cây công trình hiện nay đang dần được phổ biến do nhu cầu về sức khỏe ngày càng tăng. Đi dọc các con phố hay bất kỳ khu đô thị nào, chúng ta đều bắt gặp hàng loạt các cây công trình. Cây công trình đang được khuyến khích trồng tại các đô thị,….Nó không chỉ tạo ra cảnh quan mà còn tôn lên giá trị của dự án và lan truyền được một ý tưởng ấn tượng về môi trường, tăng nguồn khách hàng . Chúng ta cùng tìm hiểu sau hơn về cây công trình.
Vậy cây công trình là gì?
Cây công trình là các loại cây được trồng tại các con đường, nhà máy, khu đô thị, khu vui chơi, … gọi tắt là công trình (xây dựng).
Nguồn gốc: Lẽ đương nhiên cây công trình có nguồn gốc từ thiên nhiênVà là nguồn tài nguyên quý giá đối với con người. Nhưng cái giá trị của cây công trình đang dần bị khai thác cạn kiệt khi người ta chặt phá, khai hoang, đền bù để làm dự án,… Theo đó, các cây công trình tồn tại tự nhiên đang dần hao hụt. Nhận thấy sự cần thiết của cây công trình đối với con người, môi trường. Con người đã vận dụng những phương thức kỹ thuật để nhân giống tạo ra nguồn cung cho khách hàng. Tuy nhiên do đặc điểm phát triển lịch sử của mỗi đô thị, cách phân chia này đôi khi khó xác định và không thuận lợi trong việc đánh giá, quy hoạch phát triển mảng cây xanh ở đây.
Cây công trình được phân thành loại:
1.Thành phần thực vật của cây công trình
a. Khí hậu:
Cây công trình vùng ôn đới, cây công trình vùng nhiệt đới
b. Độ cao cây:
Độ cao cây công trình ảnh hưởng lớn tới sự triển khai và phối cảnh. Các tài liệu thực vật học cung cấp số liệu về chiều cao tự nhiên kết hợp số liệu chiều cao tại nơi nghiên cứu. Các số liệu nghiên cứu đó luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Chúng gây ức chế như độ sâu tầng đất, mực nước ngầm, ánh sáng, tác động nhiệt do đây đai và sự điều hòa…. Trên cơ sở đó nhằm xác định chiều cao trung bình của cây để phối hợp trồng cây tại khu vực đó hay kết hợp hài hòa với công trình kiến trúc tại đó.
c. Hình dạng tán cây công trình:
- Cây công trình sinh trưởng, phát triển tự nhiên thường có hình dạng tán cây đặc trưng cho từng loại như tán tròn,nấm, tháp, rủ, phân tầng. Tuy nhiên cũng có cây công trình phát triển theo kiểu tự do không theo một quy chuẩn nào. Những loại cây này khó khăn cho việc định hình phù hợp với các dự án, công trình,…
- Hình dạng tán cây công trình còn bị nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu là do điều kiện ánh sáng. Đó là điều dễ nhận thấy nhất.Khi đó thì tán cây công trình do ánh sáng điều phối : đều hay lệch. Thường các tán cây công trình sẽ hướng theo phía ánh sáng, điều này có lẽ phổ thông và ai cũng biết. Biết yếu tố này người ta dễ dàng tạo ra những thế đẹp đối với cây công trình, phù hợp với mục đích sử dụng. Khi biết kết hợp tinh tế các kiểu tán khác nhau sẽ tạo nên những cảnh quan hấp dẫp.
d. Lá cây công trình
- Phân loại theo hình thái của lá cây công trình: cây lá kim (thường tán thưa), Lá rộng (thường cho nhiều bóng rợp), lá xanh quanh năm hay rụng lá.
- Phân theo màu sắc: lá xanh sẫm, xanh nhạt, biến đổi màu sắc lá theo thời gian sang màu khác nhau như cây bàng. Đặc điểm này đã làm nổi bật lên giá trị cho cây công trình vì tạo ra cảnh quan phong phú.
e. Màu sắc hoa:
Cũng tùy vào từng giống cây công trình cho ra giá trị hoa khác nhau. Nhiều cây bóng mát và trang trí có lá và hoa với nhiều màu đỏ, vàng, trắng, tím hay hỗn hợp nhiều màu. Đây cũng là đặc điểm rất được chú ý trong phối cảnh. Cũng có cây công trình không có hoa, với giống này tránh ô nhiễm môi trường và sạch sẽ do không có hoa rụng.
2. Đặc điểm thực vật nhóm cây công trình
a. Nhóm cỏ:
Nhóm cỏ phù hợp cho trang trí tạo nét độc đáo riêng khi nhóm này sở hữu các mảng màu trang trí tầng thấp. Nhóm cỏ phù hợp đối với những ai sở hữu sân vườn nhỏ. Chúng ta có thể kết hợp 1 vài cây công trình và xen lẫn nhóm cỏ ở dưới. Cây công trình vừa tạo sức sống cho cỏ vừa tạo nét đẹp độc đáo. Hơn nữa nó còn tạo ra một không gian rộng hơn thực tế. Đồng thời tạo nên cảm giác yên tĩnh, thư thái cuối tuần. Mặt khác cỏ còn có tác dụng rõ rệt để chống xói mòn đất, giữ ẩm, lắng lọc bụi bặm.
Ở nước ta hiện nay trồng phổ biến các loại cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ gừng, một số loại được nhập về trồng tại các sân thể thao. Mặt khác, trồng cỏ cũng tham gia vào việc giảm nhiệt độ tới 30C giữa nơi có trồng cỏ và đất trống
b. Nhóm cây công trình:
Cây bóng mát là những cây công trình có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng. Chúng có chiều cao từ 5 – 50 m, sống lâu 30 – 40 năm. Có loài sống hàng nghìn năm. Cây bóng mát có nhiều loại, thường được chọn trồng ở đường phố, khu nhà ở, vườn hoa…Trong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát thường, cây bóng mát có hoa đẹp, cây ăn quả, hay cây có hoa thơm.
-
Cây bóng mát thường:
Gồm những cây công trình thân gỗ lớn thuộc loài lá kim, hoặc lá rộng, thường xanh hay rụng lá trơ cành. Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có dáng đẹp. Chúng thường được trồng đơn, trồng thành khóm hay từng mảng phối hợp với nhau. Hiện nay các cây công trình kiểu này được trồng rất phổ biến tại các công trình kiến trúc đường phố, nhà ở, khu resorts,… như thông, bàng đài loan,…
Gồm những cây công trình thân gỗ lớn hay nhỡ. Chúng vừa cho bóng mát vừa tạo ra nét đẹp bởi màu sắc hoa. Hoa có tác dụng trang trí ở tầng cao. Chúng thường được trồng làm điểm cảnh, phối hợp đẹp với các công trình kiến trúc. Các cây như móng bò tím, vàng anh, phượng, lim xẹt…
Gồm những cây công trình có thân gỗ lớn hoặc nhỡ cho bóng mát, đồng thời cho qủa. Cây công trình có quả thường trồng tại các vườn, vừa tạo bóng râm vừa tạo ra nguồn thực phẩm chung. Có những loài khi qủa chín tạo thành khối trên tán lá có màu sắc hay những hình dạng độc đáo và tồn tại trong thời gian dài rất đẹp như muỗm, dừa, hồng xiêm, khế, nhãn, vải, xoài,…
-
Cây bóng mát có hoa thơm:
Là những cây công trình có bóng mát có hoa thơm gây cảm giác dễ chịu. Những giống cây công trình này thường được trồng nơi thanh tịnh, những công trình có cấu trúc trang nghiêm như nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, khu triển lãm, đình chùa … như bưởi, sữa, hòe, ngọc lan, hoàng lan, cây đại,…
-
Cây trang trí :
Những cây công trình thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh. Chúng dùng để trang trí ở tầng thấp, trồng trong chậu trưng bày trong nhà, trồng dàn leo. Nhóm này thường gồm các loại:
- Tre trúc : Là những cây chỉ có một thân chính, mọc đơn lẻ hay thành bụi. Cây cao từ 1 – 2 m, đến 15 – 20 m. Loài tre trúc có thân đẹp, ngọn uốn cong mềm mại, mang đậm nét sắc thái dân tộc. Được trồng nhiều ở các biệt thự, nhà hàng, vườn hoa. Cây thuộc dòng khỏe, thân cứng cáp, có sức sống tốt ít sâu bệnh và đặc biệt dễ chăm sóc. Tre vàng sọc là loài ưa sáng, cây không cần tưới nước nhiều nhưng không chịu hạn tốt như các loài tre khác.Cây thích hợp với nhiều loại đất, việc tách bụi và nhân giống cây đơn giản
- Cau Lùn: Cây cau lùn khác với cây cao ta ở độ cao. Cây cau lùn có tốc độ sinh trưởng chậm hơn những cây khác. Vì thế, chiều cao của nó cũng tăng chậm theo thời gian. Cây phải mất thời gian là 20 năm mới cao được khoảng 2m. Cây có hình dáng đẹp nên được trồng có thể trồng đơn 1 cây làm hàng rào. Nó trang trí quanh tường hoặc trồng bụi nhiều cây tạo cảnh quan trong khuôn viên. Tại các khu du lịch sinh thái cây tre vàng sọc, tre ngà, tre mỡ. Chúng cũng được sử dụng nhiều để tạo nên vẻ yên bình của chốn đồng quê nhưng không kém phần sinh động và đẹp điệu đà.
-
Cây cảnh dáng đẹp:
Gồm những cây công trình thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi. Có dáng cây, lá, hoa với màu sắc đẹp. Thường trồng trang trí ở tầng thấp. Nó có ưu điểm trồng được lâu không phải thay thường xuyên như trồng các cây hoa.
-
Cây cảnh hoa đẹp:
Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có hoa. Hoa nhiều màu sắc có thể trồng đơn lẻ hay khóm, mảng hay trong chậu.
-
Cây leo dàn:
Gồm những cây leo có thân lá, hoa đẹp có tác dụng trang trí, tạo bóng râm. Tuỳ thuộc công trình kiến trúc mà chọn loài thích hợp, tạo bóng râm, che tường, trang trí cổng, cột…
-
Cây cảnh có quả đẹp:
Những cây này qủa có hình dáng, màu sắc đẹp.
-
Cây hàng rào:
Gồm những cây thân gỗ, bụi, nhiều cành nhánh. Cây có mật độ lá dày, xanh quanh năm, sống lâu, đặc biệt nhiều thân, cành hay lá có gai. Trồng thay thế cho các bức tường xây bao vừa tiện lợi, rẻ, mát.
-
Cây viền bồn, bãi:
Gồm những cây thân gỗ nhỏ hoặc thân thảo.Chúng sống một năm hoặc nhiều năm. Cây có nhiều cành nhánh. Nếu chịu cắt xén, hoặc có màu lá, hoa đẹp làm đường viền cho các bồn hoa.
-
Cây hoa:
Gồm những cây thân thảo hoặc thân gỗ có độ cao dưới 1 m. Chúng sống theo mùa trong năm hoặc 2 –3 năm. Thường được trồng trong các bồn hoa, bãi, trong chậu, cắt hoa cắm trong bình.
Mục đích sử dụng cây công trình
Cây công trình sử dụng nơi công cộng: gồm công viên, vườn hoa, vườn dạo. Là cây xanh được trồng nhằm mục đích cho các nhu cầu chung của xã hội. Những khu vực này thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan quản lý cây xanh và công viên
Cây công trình
Sử dụng hạn chế gồm: cây xanh trong các khu chức năng đô thị như khu ở, công nghiệp, kho tàng, hành chính, trường học, y tế, văn hóa, thương mại dịch vụ…. Cây xanh sử dụng hạn chế: cây xanh phục vụ cho các khu công nghiệp, công trình y tế, văn hóa, thông tin, tôn giáo….
Cây ở các hộ dân cư, chủng loại phong phú. Tuy nhiên số cây này không tham gia trong thống kê quỹ cây xanh công cộng. Nhưng đóng góp vào bảo vệ môi trường.
Cây công trình chuyên môn gồm cây xanh cách ly, rừng phòng hộ, khu nghiên cứu thực vật học, …
- Là cây công trình tổ chức theo nhu cầu riêng như sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, ….
- Rừng đô thị: gồm rừng nghỉ ngơi, rừng phòng hộ, khu du lịch sinh thái.