Ý nghĩa cây nguyệt quế được rất nhiều người biết đến, chiến thắng, vinh quang, tài lộc. Đó cũng chính là lý do người ta thường hay lấy hình ảnh vòng nguyệt quế để trao cho những người chiến thắng trong các cuộc thi. Nguyệt quế cũng được trồng làm cây cảnh, làm hàng rào khuôn viên, trồng để trang trí cảnh quan.
Đặc điểm hình thái của cây nguyệt quế
- Tên khác: Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương.
- Tên khoa học: Murraya paniculata thuộc chi Murraya, họ Cam (Rutacaea).
- Tên tiếng Anh: Orange Jasmine.
Cây có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam cây thường mọc ở các khu rừng, ven sông suối, những nơi đất ẩm.
Cây nguyệt quế là loài thân gỗ nhỏ, phân nhiều cành nhánh, có chiều cao từ 2 đến 6m. Khi còn non thân cây có màu xanh lục giống màu của lá. Lớn hơn thì thân chuyển sang màu nâu xám, nhẵn mịn. Thân già hóa thành gỗ, vỏ nứt ra sần sùi rất dễ nhầm với cây bưởi.
Lá cây nguyệt quế hình bầu dục, nhỏ thon, bề mặt nhẵn bóng, gân lá nổi rõ. Mọc xen kẽ nhau dọc theo cành, thân cây và trên cuống lá. Những cụm lá của cây mọc dài khoảng 12cm, gồm dãy 3-9 lá mọc đối xứng nhau.
Hoa nguyệt quế mọc thành cụm gồm 8 bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Mỗi bông được tạo thành từ 5 cánh hoa màu trắng và 5 cánh đài màu xanh. Khi nở cánh hoa cong ngược ra phía ngoài để lộ đầu nhụy hình cầu rất đẹp.
Cây thuộc họ Cam nên hoa có rất nhiều nét tương đồng với hoa bưởi, hoa cam…. Kích thước hoa giống với hoa bưởi nên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn giữa 2 loại hoa này. Hoa không nở thường xuyên trong năm nhưng thường xuất hiện sau những trận mưa lớn. Hoa nở rộ vào đợt cuối đông và đầu xuân. Quả nguyệt quế có hình bầu dục hoặc hình trứng. Non có màu xanh, chín chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu cam nhìn rất bắt mắt. Thịt quả nạc và mọng nước. Mỗi quả chỉ có từ 1-2 hạt nhỏ.
Đặc điểm sinh lý của cây nguyệt quế
Cây có tốc độ phát triển ở mức trung bình. Là cây ưa sáng, nên trồng ở những nơi nhiều nắng, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Trong tự nhiên cây thường mọc ở ven sông suối nên cây nguyệt quế là cây ưa ẩm. Cần phải tưới nước thường xuyên, cung cấp đủ lượng nước cho cây thì cây mới có thể phát triển xanh tốt, ra sai hoa. Nhiệt độ sống thích hợp cho cây là khoảng từ 13 đến 39C.
Ý nghĩa và công dụng của cây nguyệt quế
Ý nghĩa phong thủy (nguồn: eva.vn/)
Theo quan niệm của một số người thì cây nguyệt quế có thể trừ tà ma, xua đuổi cái xui cái xấu.
Ngày xưa, trong các cuộc thi đấu Pthia và Olympic, người Hy Lạp cổ đại thường làm vòng nguyệt quế để tặng thưởng cho những người chiến thắng. Chính vì thế, trồng nguyệt quế trong nhà cũng mang ý nghĩa con cháu sẽ may mắn, thành đạt, gặt hái được nhiều thành công.
Công dụng:
Thân gỗ nguyệt quế nhỏ, cứng, có màu vàng nhạt được dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Cây nguyệt quế thường được trồng làm cây cảnh trang trí nội, ngoại thất. Cây cũng được trồng trong các công trình, sân vườn biệt thự, trồng làm hàng rào, hai bên lối đi…tạo vẻ đẹp cho không gian xanh.
Ngoài ra cây nguyệt quế còn được dùng để chữa bệnh rất tốt như giảm đau chống viêm nhiễm, chống oxi hóa,…
Cách trồng và chăm sóc nguyệt quế
Với nhu cầu nước cao nên tưới nước thường xuyên cho cây, bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần. Đối với cây trồng chậu cứ 3-4 tháng thay chậu một lần và nên thay vào mùa xuân, trước màu mưa để cây dễ phát triển. Cần cắt tỉa thường xuyên để hạn chế sâu bệnh và tạo hình dáng của cây đẹp hơn.
Mua cây nguyệt quế chất lượng ở đâu?
Ở vườn ươm của Cây xanh Hà Đông có rất nhiều cây nguyệt quế với kích thước đa dạng để cung cấp cho các công trình xanh với chính sách giá và bảo hành vô cùng hấp dẫn.
Hotline: 0986.024.688