10 cây công trình có hoa đẹp nhất

Trong những năm gần đây, cây công trình được trồng nhiều trong các khu đô thị, các khu công nghiệp, trường học hay các biệt thự, nhà vườn, …Cây công trình là hạng mục quan trọng trong quy hoạch cảnh quan được các chủ đầu tư và nhà thầu hết sức chú trọng. Cây công trình  vừa làm bóng mát vừa tô điểm cho cảnh quan kiến trúc gần gũi với thiên nhiên, cây công trình chính là đề tài được quan tâm hàng đầu hiện nay. Cây xanh Hà Đông là một trong những nhà cung cấp cây xanh công trình uy tín nhiều năm, với đa dạng chủng loại cây công trình, phục vụ cây xanh công trình cho hàng trăm dự án lớn nhỏ trên khắp các công trình trên cả nước.

Cây xanh Hà Đông liệt kê danh sách 5 cây xanh công trình có hoa đẹp nhất

Cây hoa ban tây bắc

 

Một trong những loài cây công trình trong hệ thống cây xanh đô thị được nhiều người chú ý do có hình thái lá lạ mắt, lại vừa cho hoa đẹp, đó là cây hoa ban tây bắc ( hay được gọi là cây ban tím, cây móng bò). Do lá của loài cây hoa ban tím phân làm 2 thùy, trông giống móng chân bò nên ai đó đã dùng cái tên tượng hình “cây móng bò” giúp chúng ta dễ nhận dạng. Với cách nhìn nhận này, cây hoa bán tím hay móng bò cũng có tên tiếng Anh là Camel’s foot (bàn chân lạc đà). Móng bò là tên rất chung, được dùng để chỉ nhiều loài thuộc chi Bauhinia , phân họ Vang (Caesalpinoideae), họ Đậu (Fabaceae). Chi này tập hợp cả 3 dạng sống: cây gỗ, cây bụi và cây leo với số lượng loài lớn, chỉ riêng ở Việt Nam thôi cũng đã có trên 40 loài cây hoa ban.

Tại Hà Nội, cây ban tím được trồng trên rất nhiều tuyến phố, cứ độ tháng 2, tháng 3 những cánh hoa ban tím lại lấp ló trên nhiều tuyến phố của Hà Nội. Hoa ban có màu nhiều loại màu, từ màu tìm phớt, rất nhẹ nhàng quyến rũ tới màu trắng tinh khôi. Mỗi dịp hoa ban nở, người dân lại thích thú đi chụp hình với loài hoa Tây Bắc.

Cây công trình – Cây phượng vĩ

Tại Việt Nam, cây phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi “hoa học trò”. Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều cây phượng vĩ làm cây xanh công trình, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là “thành phố Hoa Phượng Đỏ”. Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.

Cây ông trình – cây Phượng Vĩ tán lá rộng, xanh tốt, hoa đẹp sắc, thường được trồng làm Cây Tạo Cảnh Quan, Cây Bóng Mát trên các vỉa hè, đường phố, công viên, trường học. Cây Phượng Vĩ là một biểu tượng của mùa hè, của lứa tuổi học trò và khơi gợi nhiều cảm xúc trong lòng người. Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng Vĩ nở rất lâu, và mùa Phượng Vĩ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín. Cây Phượng Vĩ với những đặc điểm nối bật của mình từ lâu đã được lựa chọn để trồng trong những công trình và là loài cây đô thị, cây công trình phổ biến tại nhiều thành phố trong cả nước.

Cây công trình – Cây lộc vừng

 

 

Cây Lộc Vừng

“Lộc” ứng với tài lộc – “vừng” ngụ ý là nhỏ nhặt nhưng nhiều, hoa của cây lộc vừng cũng có màu đỏ rất đẹp mang lại ý nghĩa là sự thịnh vượng, phát lộc. Cây lộc vừng còn có tên thường gọi là cây mưng, thuộc bộ tứ cây phong thủy quý của người phương Đông: Sanh-Sung-Tùng-Lộc. Nó là loài cây thân gỗ nhỏ, kích thước tùy thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc. Đường kính thân cây lộc vừng đạt 35-40cm nếu trồng trong các chậu cảnh. Trồng ở các không gian rộng lớn hay các công trình lớn thì thân cây lộc vừng thường có đường kính 40cm trở lên. Cây lộc vừng cổ thụ thường có thân hơi xù xì với những cành khẳng khiu mọc ra cùng tán lá khá xum xuê. Lá của cây lộc vừng khá to với mặt trên xanh bóng còn mặt dưới có màu xanh trắng và các đường gân lá rất rõ ràng.

Cây lộc vừng có hoa nhỏ rất đẹp, mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo giấy ngày tết. Cây lộc vừng thường có hoa màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua rủ xuống rất đẹp mắt. Một số loại  cây lộc vừng khác còn có thể có hoa màu vàng mọc ra từ các nhánh lá của cây lộc vừng.

Dân chơi cây cảnh miền Tây thường truyền nhau câu nói “vừng ơi! mở ra cho lộc vào” có nghĩa là cây lộc vừng mang lại may mắn cho gia chủ, mang lại tài lộc cho chủ nhân của nó và cảm giác bình yên, an toàn. Để mang lại tài lộc may mắn, lời khuyên của các chuyên gia phong thủy là bạn nên trồng cây tài lộc trước sân nhà, tốt nhất nên trồng ở vị trí thoáng đãng để cây có nhiều điều kiện phát triển tốt nhất