Một số loại sâu bệnh trên cây hoa Hồng và cách phòng trừ

Hoa Hồng là một loại hoa quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Hiện nay các giống Hồng cổ hay Hồng leo được trồng nhiều trong các khuôn viên vườn nhà, khu công cộng. Tuy nhiên đây cũng là một loại cây dễ gặp phải sâu bệnh hại. Dưới đây là tổng hợp một số loại sâu bệnh hại trên cây hoa Hồng và cách phòng trừ.

Một số loại sâu trên cây hoa Hồng và cách phòng trừ

  • Bọ Cánh cứng

Khi bị bọ Cánh cứng phá hoại cây hoa Hồng sẽ có biểu hiện là lá bị cắn, dẫn đến tính trạng khô héo và cây bị chết dần. Để phòng trừ các bạn có thể bắt sthur công bằng tay hoặc bẫy ánh sáng trong thời gian 7 – 9 giờ tối (lúc này bọ đang hoạt động nhiều nhất). Trước khi trồng cây cũng nên vệ sinh vườn, đất kỹ lưỡng để tránh các mầm sâu bệnh hại.

  • Rệp

Rệp thường phá hoại ở trồi non và nụ của hoa Hồng. Nó là những con bọ rất nhỏ chỉ 0.2mm với 4 cặp chân dài màu vàng nhạt. Nó thường phát triển trong thời tiết ấm và khô. Để phòng trừ có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật phun cho cây, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Sâu bướm

Sâu bướm sẽ đẻ trứng và phá hoại lá, hoa và thân cây. Biểu hiện là lá cây, hoa và thân sẽ bị sâu ăn phá hoại khiến cây bị héo và chết dần. Để phòng trừ có thể phun các loại thuốc như Radian, Neem,… để loại bỏ sâu bướm phá hoại cây.

  • Rệp sáp

Rệp sáp là một loại côn trùng chuyên hút chất dinh dưỡng của cành và lá cây hoa Hồng. Loại sâu này có lớp lông trắng bảo vệ bên ngoài nên rất khó để tiêu diệt. Để phòng tránh loại sâu này cần phun thuốc trừ Rệp sáp theo liều lượng nhà sản xuất.

  • Bọ Trĩ

Hoa Hồng rất dễ bị bọ Trĩ phá hoại, biểu hiện là lá bị xoắn và khô héo, nụ hoa không phát triển và có hình dáng lạ thường. Nguyên nhân do bọ Trĩ hút chất của cây. Nó là những con bọ rất nhỏ chỉ dài khoảng 0.5mm

Để phòng trừ có thể phun thuốc Radian, Neem, Minecto,… cho cây với liều lượng ghi trên bao bì

  • Nhện đỏ

Nhện đỏ cũng là một trong những loại sâu rất hay phá hoại hoa Hồng. Nó phát triển mạnh vào mùa khô nóng và thường trú ngụ ở dưới mặt lá. Khi bệnh Nhện phá hoại, lá cây sẽ bị khô và rụng dần.

Để phòng trừ có thể dùng vòi xịt phun rửa mạnh ở phía dưới của mặt lá. Có thể kết hợp phun thuốc trừ sâu để loại bỏ hoàn toàn.

 

Một số loại bệnh trên cây hoa Hồng và cách phòng trừ

  • Bệnh đốm đen

Biểu hiện của bệnh là các vết đen hình tròn có màu xám nhạt xung quanh trên lá. Khiến lá bị vàng khiến rụng.

Để phòng trừ cần vệ sinh vườn và loại bỏ cỏ dại thường xuyên. Hoặc phun các loại thuốc trừ sâu như Carbendazim, Hexaconazole, Triforine theo liều lượng của nhà sản xuất.

  • Bệnh mốc xám

Bệnh mốc xám gây hại chủ yếu trên hoa Hồng. Biểu hiện là trên nụ và hoa xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu xám, làm hoa và nụ bị thối.

Để phòng trừ loại bệnh này cần cắt bỏ những bộ phận bị phá hoại. Tiêu hủy hết các lá, hoa héo úa khi dọn vườn và cắt tải cho hoa. Bên cạnh đó có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây như  Lilacter 0.3 SL, Chlorothalonil, Propineb, Thiophanate-Methyl, Carbendazim, Benomyl,…

  • Bệnh phấn trắng

Khi hoa Hồng mắc bệnh phấn trắng sẽ có các vết màu trắng xám xuất hiện trên cây. Nhất là ở chồi non, lá non và hai mặt lá sau đó sẽ lan dần ra cả cây. Phòng trừ bằng cách loại bỏ các cành lá bị bệnh. Hay phun một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Azoxystrobin + Difenoconazole, Tebuconazole + Trifloxystrobin, Triforine theo liều lượng của nhà sản xuất.

  • Bệnh khô cành

Bệnh khô cành có triệu chứng là các cành non sẽ xuất hiện các vết đốm màu đen, giữa có bột trắng, xung quanh viền đỏ, đốm bệnh lồi lên và nứt ra. Nguyên nhân gây bệnh là do nấm bệnh gây nên. Sau đó sẽ làn nhanh xuống phía dưới cành và khiến cành bị khô héo.

Để Phòng trừ cần chặt bỏ và tiêu hủy các cành bị bệnh. Sau đó quét thuốc Bordeaux và các thuốc gốc đồng hoặc nước vôi vào vị trí cắt. Bên cạnh đó có thể phun một số loại thuốc như Zineb, Mancozeb cho cây

  • Bệnh thán thư

Bệnh thán thư phá hoại ở mép và đầu lá tại nên các vết khô héo màu xám hình tròn nhỏ, và hơi lõm ở giữa. Còn xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Nó còn gây hại trên thân cành nên cây mắc bệnh sẽ bị héo và chết rất nhanh. Thán thư là loại bệnh xuất hiện và phát triển rất nhanh vào mùa xuân.

Để phòng trừ cần cắt bỏ những bộ phận bị phá hoại. Tiêu hủy hết các lá, hoa héo úa khi dọn vườn và cắt tải cho hoa. Bên cạnh đó có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây như  Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ); Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC),… Chú ý tuân thủ theo liều lượng của nhà sản xuất.

 

Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây đã hữu ích với bạn. Nếu cần mua bán cây hoa Hồng giá tốt có thể liên hệ với Cây Xanh Hà Đông để nhận được hỗ trợ tốt nhất. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết!

Mọi chi tiết xin liên hệ

CÔNG TY CÂY XANH HÀ ĐÔNG

Địa chỉ vườn ươm:  Phường Biên Giang – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0986.024.688

Email: [email protected]

Website: https://cayxanhhadong.com

Fb: https://www.facebook.com/cayxanhhadong