Cây Mít – Cách trồng, Cách chăm sóc, và ý nghĩa Phong Thủy

Cây Mít – Nguồn gốc đặc điểm và tác dụng của quả Mít

  1. Giới thiệu chung về cây mít

Mít là loài cây ăn quả trồng lâu năm có nguồn gốc từ Ấn Độ, về sau được du nhập vào nhiều nước khác như Thái Lan, Philippin, Việt Nam phân bố chủ yếu ở nước nước Đông Nam Á, có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus thuộc họ dâu tằm.

Ở Việt Nam, cây mít được trồng rất phổ biến, đặc biệt là những vùng nông thôn. Tại những khu vực này, mít sẽ được thu hoạch quả để buôn bán thương mại, cung cấp nhu cầu của người dân trong nước và những giống mít ngon được xuất khẩu ra nước ngoài như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, …Hiện nay, với những ưu điểm của mít như cho quả ngon, tạo bóng mát, cho gỗ, dùng làm thuốc chữa bệnh và mang tính thẩm mĩ cao nên cây mít còn được sản xuất cây giống công nghiệp như cây công trình, phục vụ cho hệ sinh thái nhà cửa, biệt thự…

  1. Đặc điểm nhận dạng cây mít
Cây Mít

Mít là cây trồng lâu năm có thân dạng gỗ, bộ rễ to chùm và phát triển khá sâu, có chiều cao trung bình từ 7 – 20m.

Lá mít là loại lá đơn, thường mọc đối nhau, phiến lá tương đối dày, to, dài khoảng 12cm, mặt ở trên có màu xanh đậm hơn bề mặt ở dưới, khi già lá chuyển sang màu nâu vàng nhạt.

Hoa mít thuộc loại hoa đơn tính, thường mọc trên những cuống ngắn, trên cùng 1 cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực thường không có cánh hoa, thường nhỏ và dài hơn hoa cái, có bao phấn nổi xung quanh về mặt cụm hoa. Hoa cái cũng thường mọc thành cụm, mỗi cụm có nhiều hoa nhỏ, nhụy hoa tách đôi, nổi lên trên bề mặt cụm hoa.

Vỏ quả mít sần sùi, màu xanh lá và có gai nhỏ bao bọc, khi chin vỏ ngả sang màu xanh vàng, mùi thơm nồng nàn.

Múi mít có màu vàng ươm khi chin, mùi vị thơm ngon ngọt, tùy từng giống mít mà có độ giòn, mềm khác nhau. Xung quanh múi mít còn có nhiều xơ, xơ con và xơ cái, xơ cái có thể ăn được còn xơ con thì không có mùi vị nên thường bỏ đi.

Hạt mít to bằng quả cherry, hình bầu dục, có màu da, bên ngoài có lớp vỏ mỏng, hạt mít khi luộc lên có thể ăn được, rất bùi thơm và tốt cho hệ tiêu hóa.

Mít thường ra quả vào năm thứ 3,4 tuổi thọ trung bình có thể lên đến hàng chục năm. Cây mít có thể chịu được hạn nhưng khả năng chịu ngập úng rất kém.

  1. Kĩ thuật trồng cây Mít
cach trong va cham soc cay mit

Không giống như nhiều cây ăn quả khác, cây mít trồng khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều kĩ thuật.

Thời vụ trồng cây: Thời điểm trồng cây thích hợp nhất là đầu mỗi mùa mưa vì cây rất ưa nước, thiếu nước cây khó sống. Trồng cây vào mùa mưa cũng đỡ cho người nông dân trồng cây tốn nhiều công sức tưới.

Cần bón lót cho các cây, mỗi gốc mít chúng ta cần bón với liều lượng như sau: 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg lân + 0,4kg vôi bột + 10 gram chất Furadan 3G.

Khi trồng cây, chúng ta cần cắt phần đáy bầu. Khi trồng xong cây cần cắm cọc nhằm mục đích cố định cây con để cây không bị gãy đổ khi mưa bão.

Sau khi mít ra quả thì chúng ta cần mua lưới bọc chuyên dụng to dành cho quả mít để tránh bị ong bướm hay côn trùng châm trích làm hỏng quả, thối quả và múi mít sẽ không ngon.

  1. Tác dụng bất ngờ khi ăn mít

Mít có tính nóng, đối với những người bị nóng trong nên ăn vừa phải. Ăn mít có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta:

Tăng cường hệ miễn dịch: Mít là loại trái cây dồi dào vitamin C, giống như cam, quýt, … giúp tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.

Chống lại bệnh ung thư: trong mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, saponins và isoflavones. Đây là những chất có đặc tính chống lại các tác nhân gây ung thư và chống lão hóa rất tốt.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Loại quả này chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng). Trẻ em có thể ăn từ 3-5 múi mỗi ngày.

Tốt cho huyết áp và tim mạch: lượng Kali có trong mít có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là một cách để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tốt cho mắt và da: ngoài vitamin C thì mít còn chứa nhiều vitamin A – một chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì sức khỏe của đôi mắt sang, tóc khỏe, móng khỏe và làn da mịn màng.

Bổ sung năng lượng: Mít là một trái cây giàu năng lượng, nhiều kcal và các loại đường fructose và sucrose – giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể nhanh chóng. Trong khi đó, mít lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol xấu.

Tốt cho sức khỏe xương: Mít rất giàu magie – một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thu canxi, vitamin D và Magie khi kết hợp với canxi giúp xương chúng ta chắc khỏe, dẻo dai.

Ngăn ngừa thiếu máu: Mít cũng chứa nhiều chất sắt Fe, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng, người hay mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thiếu màu thì mít là loại trái cây tuyệt vời giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không lo béo phì.

  1. Những ai không nên ăn mít?

Người hay nổi mụn nhọt, rôm sảy: Tuy mít giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp với những người thường bị mụn nhọt, rôm sảy bởi tính nóng của mít, đặc biệt khi ăn mít vào mùa hè nóng nực khiến cơ thể trở nên nóng bức hơn.

Người hay đầy bụng, khó tiêu: Người hay đầy bụng khó tiêu ăn mít sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, và không nên ăn mít khi đói bụng. Hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao sẽ khiến bụng càng đầy và khó tiêu.

Người có cơ địa nóng: Hàm lượng đường trong mít nhiều nên những người có cơ địa nóng không nên ăn mít.

Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin A, C, Magie, Fe, … Nhưng loại quả này cũng chứa rất nhiều đường, không tốt cho người bị bệnh nền về gan và còn dễ gây nóng trong người.

Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng đường”. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng khiến chỉ số tang cao, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, tim, gan, thận.

Bệnh suy thận mạn: Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Thận suy nên không làm tốt chức năng của mình khiến kali bị ứ đọng lại, dẫn đến tăng kali máu.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ đầy bụng, khó tiêu, khó chịu trong người, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ.

  1. Cách chăm bón cây mít để ra nhiều quả

Vệ sinh đất trồng mít

Đây là một khâu rất quan trọng nhằm hạn chế tối đa cỏ mọc dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây mít. Vì vậy, xung quanh gốc mít chúng ta không nên trồng them các loại cây ngắn ngày khác, đảm bảo dinh dưỡng cho cây mít sinh trưởng tốt. Rễ mít mọc nổi nên tuyệt đối không cuốc sâu xung quanh gốc cây làm tổn thương rễ trong quá trình làm vệ sinh cỏ, rễ cây bị ảnh hưởng múi mít dễ bị nhỏ quả, múi sượng.

Tưới nước

Thời kì đầu khi mới trồng cây, chúng ta cần thường xuyên tưới nước sạch cho cây, sau khi cây được một năm tuổi lượng nước cung cấp cho cây cần hạn chế vì lúc đó rễ cây đã bám sâu có thể tự hút chất dinh dưỡng và nước bên dưới long đất. Nếu trồng cây mít vào mùa mưa thì không cần tưới nước.

Bón phân cho cây

Là yếu tố quan trọng nhất, yếu tố quyết định đến năng suất của cây trồng, cây mít có tươi tốt ra nhiều quả, múi cớ ngon hay không phụ thuộc vào phân bón cho cây. Sau khi thu hoạch xong trái cần bón phân cho cây kết hợp với công việc tạo tán, tỉa cành. Lượng phân bón cần thiết cho cây vào khoảng 5kg phân chuồng hoai mục cho một gốc cây. Đồng thời cần bón khoảng 0,4kg phân lân giúp cây phục hồi và phát triển bộ rễ. Để lá cây phát triển thuận lợi cần bón phân chuyên dùng cho lá là 0,4kg phân AT-01 một gốc cây.

Trước khi cây ra hoa cần bón 0,4kg phân AT-02 giúp cây ra hoa đều. Phân AT-02  có hàm lượng P và K  nhiều hơn N rất tốt cho sự phát triển của hoa.

Khi cây kết trái cần sử dụng 0,4kg phân AT-03 mỗi gốc giúp quả nhanh lớn.

Trước khi thu hoạch quả 1 tháng: bón 0,3kg phân NPK (13-7-19 +TE) cho cây giúp quả mau lớn, cứng cáp không bị thối rụng.

Tỉa cành, tạo tán cho cây

Khi chiều cao cây được khoảng 1m, số lần tỉa cành phụ thuộc vào việc cây đã ra quả hay chưa. Với cây chưa ra quả tỉa cành cho cây khoảng 2 hoặc 3 làn mỗi năm, khi cây đã ra quả chỉ nên tỉa cành cho cây mỗi năm một lần khi cây thu hoạch xong. Loại bỏ các cành cành nhỏ, nhiều lá quá cây sẽ nuôi lá mà không tập trung vào quả, các cành sát mặt đất cũng nên được cắt tỉa loại bỏ, các cành không mọc không đúng hướng, các cành tược và các cành sâu bệnh.

  1. Cách phòng ngừa sâu bệnh thường gặp cho cây Mít

Ruồi đục quả và bệnh thối quả

Ruồi đục quả thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, ruồi thường hoạt động vào ban ngày, những con ruồi cái chích vào vỏ quả mít sau đó đẻ trứng. Trứng ruồi phát triển nhanh thành ấu trùng dòi, sống và gây hại ở bên trong thịt trái. Ruồi đục quả là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối quả trên cây mít. Chúng ta có thể khắc phục bằng cách thiết kế những chiếc bẫy, hút ruồi để bắt ruồi, ngăn không ch chúng đục quả hoặc có thể sử dụng lưới bọc quả chuyên dụng cho mít, hiện nay được bán rất nhiều trên thị trường.

Sâu đục thân, đục cành

Sâu gây hại hầu như quanh năm và ở mọi giai đoạn phát triển của cây mít. Sâu đục cành gây hại bằng cách các con sâu xén tóc đuôi xám đẻ trứng lên thân, cành của của cây mít, sau đó chui vào thân cây để gây hại. Dấu hiệu nhận biết cây bị sâu tấn công là ở trên cây có những lỗ nhỏ thấy có mùn gỗ đẩy ra. Cách khắc phục cũng giống như ruồi đục quả, ta bọc lớp màng cho quả mít.

Bệnh thối gốc, chảy nhựa
Dấu hiệu của bệnh thối gốc là ở gốc cây có vết loét, dịch từ bên trong rỉ ra, dấu hiệu của chảy nhựa là vỏ cây ở những điểm này thường bị thối. Bệnh gây hại trên cây khiến lá cây nị vàng, rụng, chết cây.
Để hạn chế bệnh phát triển bà con cần vệ sinh vườn, tạo hệ thống tiêu thoát nước tốt tránh vườn bị ngập ứng, ẩm thấp.

Rầy, rệp hại mít

Cây mít thương xuất hiện nhiều loại rầy, rệp có màu trắng, nhỏ gây hại, các loại rầy rệp thường gây hại trên lá non, quả non bằng cách chích hút nhựa khiến quả và lá cây bị quăn queo, rụng. Rầy gây hại làm giảm tốc độ phát triển của cây, dị dạng ở trái.

 

  1. Ý nghĩa phong thủy của cây mít?

Trong thực tế đời sống, mít là cây có giá trị thương mại, có ý nghĩa về mặt kinh tế cao. Mít mang đến rất nhiều công dụng từ việc làm cảnh, làm thực phẩm cho mọi người cho đến làm thuốc chữa bệnh, ra tán lá tạo bóng mát.

Mít là loài cây nhiều quả, xum xuê nó mọc từ dưới thân cho đến trên ngọn. Trong phong thủy hình ảnh cây mít nói lên sự đoàn kết, sum vầy, kiên cường, trí tuệ.

  1. Một số giống mít quý hiếm

Mít không hạt

Là loại mít cho nhiều múi ngon, dày múi, loại quả này có thể sử dụng luôn cả xơ và múi mít, xơ và mít dính liền nhau và đặc, hình thức của quả mít khi bổ ra như những quả dưa. Đặc biệt loại mít cao cấp này còn được xuất khẩu sang các nước lân cận như Thái Lan, Myanmar, Lào…

Mít nghệ (Múi đỏ)

Mít nghệ hay mít múi đỏ là loại mít ngon, chưa phổ biến trên thị trường. Múi mít nghệ có màu vàng đỏ đậm, múi dày thơm hơn những loại mít thông thường. Mùi vị của nó cũng đặc biệt hơn những loại mít thông thường. Mít nghệ hiện tại cũng không đủ cung cấp ra ngoài thị trường.

Mít tố nữ

Loại quả không quá to, nhưng múi của mít rất nhiều, phần vỏ bên ngoài cũng dễ tách ra so với những loại mít thông thường. Đặc biệt, mít tố nữ có mùi hương đặc biệt và thơm hơn những quả mít thông thường. Mít tố nữ chỉ khi vào mùa mới có thể mua được, lúc này mít đưa ra ngoài thị trường khả năng cung cấp mới đáp ứng được với nhu cầu. Đồng thời, mít tố nữ còn được xuất khẩu ra các nước láng giềng